Textile and garment Vietnam is active in raw materials to benefit from CPTPP - copy - copy - copy

Infomation

Textile and garment Vietnam is active in raw materials to benefit from CPTPP - copy - copy - copy

En Ngành May mặc là một ngành có lịch sử phát triển lâu đời và có nhiều đóng góp cho sự phát triển kinh tế - xã hội của đất nước. Tuy nhiên, hiện nay ngành may mặc đang bộc lộ nhiều yếu điểm, trong đó yếu điểm lớn nhất mức độ thâm nhập chuỗi giá trị toàn cầu hàng may mặc ở các khâu thâm dụng tri thức và công nghệ còn rất thấp. Song song với đó, ngành May mặc cũng đang phải đối mặt với nhiều thách thức như sự cạnh tranh trên các thị trường ngày càng quyết liệt, giá sản phẩm may mặc của Việt Nam tăng chậm hoặc không tăng, các rào cản kỹ thuật của các nước nhập khẩu có xu hướng ngày càng gia tăng.

Thương mại quốc tế hàng may mặc chịu ảnh hưởng lớn bởi chế độ hạn ngạch và các hiệp định thương mại ưu đãi. Chế độ hạn ngạch được bắt đầu bằng Hiệp định dài hạn về thương mại quốc tế hàng dệt bông và các sản phẩm thay thế (Long-Term Arrangement Regarding International Trade in Cotton Textiles and Substitutes), được thực thi vào năm 1962. Hiệp định Đa sợi (Multi-Fiber Agreement - MFA), được thực thi vào năm 1974, đã mở rộng chế độ hạn ngạch để bao hàm những nguyên liệu khác ngoài bông. Nhiều quốc gia đang phát triển và kém phát triển đã được hưởng lợi từ khuôn khổ thương mại này, do khuôn khổ này cung cấp hạn ngạch cho họ trong việc xuất khẩu miễn thuế vào các thị trường lớn và bảo vệ ngành May mặc non trẻ của họ trước các đối thủ cạnh tranh giá thấp như Trung Quốc. Hiệp định Đa sợi được thay thế bằng Hiệp định về hàng Dệt May (Agreement on Textiles and Clothing - ATC) trong khuôn khổ của WTO vào năm 1995 và hết hiệu lực vào năm 2005. Từ năm 2005, thương mại hàng may mặc quay về áp dụng theo các quy định chung của GATT 1994. Chế độhạn ngạchđối với hàng may mặc chấm dứt từ đó và các nước nhập khẩu không được phép áp dụng các biện pháp phân biệt đối xử đối với hàng may mặc từ các nước xuất khẩu khác nhau.

Để giảm thiểu ảnh hưởng của việc xóa bỏ Hiệp định về hàng Dệt May đối với các quốc gia đang phát triển và kém phát triển, nhiều hiệp định thương mại đơn phương và các chương trình ưu đãi với những điều khoản riêng về hàng may mặc đã được thực thi như: Hiệp định Thương mại Tự do Trung Mỹ - Cộng hòa Đô-mi-ni-ca (The Central America-Dominican Republic Free Trade Agreement) giữa Hoa Kỳ với Costa Rica, Cộng hòa Đô-mi-ni-ca, El Salvador, Guatemala, Honduras và Nicaragua, theo đó Hoa Kỳ áp dụng mức thuế suất nhập khẩu bằng 0% cho hàng may mặc từ các quốc gia này (hết hiệu lực năm 2014); Luật Cơ hội và Phát triển cho Châu Phi (African Growth and Opportunity Act), theo đó Hoa Kỳ cung cấp sự trợ giúp tạm thời cho các nhà sản xuất tại các quốc gia vùng cận sa mạc Xa-ha-ra (hết hiệu lực vào năm 2012) và chương trình ưu đãi Mọi thứ trừ vũ khí (Every Things But Arms - EBA) của EU dành cho một số quốc gia kém phát triển, theo đó EU cho phép các quốc gia này xuất khẩu miễn thuế vào EU (được gia hạn 10 năm một lần, lần gia hạn gần đây nhất là năm 2015), v.v. Các hiệp định và các chương trình ưu đãi như vậy đem lại lợi ích ngắn hạn cho những quốc gia hưởng lợi nhưng cũng khiến ngành may mặc của các quốc gia hưởng lợi phải đối mặt với một tương lai bấp bênh do thiếu các lợi thế cạnh tranh khác ngoài sự ưu đãi và do việc tiếp cận thị trường ưu đãi thường được điều chỉnh bởi những quy tắc xuất xứ nghiêm ngặt. Với hàng may mặc, các yêu cầu về quy tắc xuất xứ thường là “một công đoạn” (single transformation), tức là công đoạn sản xuất phải được thực hiện tại quốc gia thụ hưởng; hoặc là “hai công đoạn” (double transformation), tức là ngoài công đoạn sản xuất, việc sản xuất các nguyên liệu đầu vào cũng phải được thực hiện tại quốc gia thụ hưởng.